Chứng chỉ đào tạo và Chứng chỉ năng lực trong NDT khác nhau như thế nào?

Trong lĩnh vực NDT, có hai loại chứng chỉ dễ bị sử dụng nhầm lẫn, có là "Chứng chỉ đào tạo" (Certificate of Training) và "Chứng chỉ năng lực" hay "Chứng chỉ đánh giá" (Certificate of Qualification).

Như ở bài viết trước đã đề cập, đào tạo chỉ là một trong 4 yêu cầu của quá trình đánh giá năng lực nhân sự NDT. Khi bạn tham gia một khóa đào tạo (có thể do chính công ty bạn tổ chức, hoặc một cá nhân/ tổ chức bên ngoài tổ chức) thì sau khi hoàn thành khóa đào tạo đó, bạn sẽ được cấp một chứng chỉ, gọi là Certificate of Training (Chứng chỉ đào tạo). Chứng chỉ này nhằm xác nhận rằng bạn đã hoàn thành khóa đào tạo, và có thể hiểu bạn đã thỏa mãn một yêu cầu của quá trình đánh giá năng lực nhân sự NDT, tất nhiên với điều kiện khóa học đó đã thỏa mãn số giờ đào tạo, nội dung đào tạo như trong Written Practice của Công ty bạn.

Để được cấp "Chứng chỉ năng lực" là một kỹ thuật viên NDT bậc I hoặc NDT bậc II thực sự, bạn còn cần được xem xét đánh giá thêm mấy yêu cầu nữa là: kiểm tra thị lực, kinh nghiệmthi đánh giáHiện nay, một số Trung tâm đào tạo NDT tại Việt Nam có thể tuyên bố thêm việc họ sẽ tổ chức thi đánh giá sau khi kết thúc khóa đào tạo, và khi bạn thi đạt thì họ sẽ cấp cho bạn một chứng chỉ là "Certificate of Examination"Dựa theo Written Practice của Công ty bạn, người NDT bậc III sẽ đánh giá bạn đã thỏa mãn đủ hết các yêu cầu chưa, và chỉ khi thỏa mãn toàn bộ các yêu cầu này, bạn mới được cấp một chứng chỉ là Certificate of Qualification (Chứng chỉ năng lực/ Chứng chỉ đánh giá).

Như vậy, nếu công ty bạn đang hoạt động trên lĩnh vực NDT nhưng chưa xây dựng hệ thống NDT nội bộ theo SNT-TC-1A, chưa có NDT bậc III chịu trách nhiệm, mà chỉ đơn giản là cử nhân sự đi học tại các Trung tâm đào tạo tại Việt Nam và nhận được các chứng chỉ từ các trung tâm đó thì thật ra bạn mới có "Certificate of Training" (Chứng chỉ đào tạo) mà thôi. 


Tuy nhiên, nếu nhân sự của bạn được tham dự một khóa đào tạo và thi đánh giá theo hệ thống chứng nhận ISO 9712 tại một Trung tâm đánh giá và chứng nhận NDT được công nhận (ví dụ BINDT với hệ thống chứng nhận PCN, TWI với hệ thống chứng nhận CSWIP, RTC với hệ thống chứng nhận RTC,...) thì chứng chỉ đánh giá (Certificate of Qualification) do Trung tâm đó ban hành được chấp nhận là Chứng chỉ năng lực. Vì để được ban hành chứng chỉ này, bạn không chỉ phải trải qua khóa đào tạo và thi mà bạn còn cần cung cấp cho họ hồ sơ về kiểm tra thị lực và kinh nghiệm để họ xem xét và đánh giá. Chỉ khi nào thấy bạn đã đủ yêu cầu theo chương trình chứng nhận của họ (phù hợp với ISO 9712), bạn mới được cấp chứng chỉ chứng nhận là NDT bậc I hoặc bậc II. 

Một số phương pháp thường bị nhầm lẫn là NDT như đo độ cứng (hardness testing - HT), nhận dạng thành phần hợp kim (positive material identification - PMI), kiểm tra ferrite (ferrite testing),... không nằm trong phạm vi điều chỉnh của SNT-TC-1A và các tiêu chuẩn quốc tế về chứng nhận nhân sự NDT nên không cần "certificate of qualification" mà chỉ cần "certificate of training" là đủ. Thông thường "certificate of training" chỉ có ngày ban hành (issued date) mà không có ngày hết hạn (expiry date). Tất nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào lựa chọn và quy định của từng Công ty.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm thế nào để trở thành một kỹ thuật viên NDT được chứng nhận ?

Dự báo về thị trường kiểm tra không phá hủy đến năm 2022