Bài đăng

Bài viết mới

Chứng chỉ đào tạo và Chứng chỉ năng lực trong NDT khác nhau như thế nào?

Hình ảnh
Trong lĩnh vực NDT, có hai loại chứng chỉ dễ bị sử dụng nhầm lẫn, có là "Chứng chỉ đào tạo" (Certificate of Training) và "Chứng chỉ năng lực" hay "Chứng chỉ đánh giá" (Certificate of Qualification). Như ở bài viết trước đã đề cập, đào tạo chỉ là một trong 4 yêu cầu của quá trình đánh giá năng lực nhân sự NDT. Khi bạn tham gia một khóa đào tạo (có thể do chính công ty bạn tổ chức, hoặc một cá nhân/ tổ chức bên ngoài tổ chức) thì sau khi hoàn thành khóa đào tạo đó, bạn sẽ được cấp một chứng chỉ, gọi là Certificate of Training (Chứng chỉ đào tạo) . Chứng chỉ này nhằm xác nhận rằng bạn đã hoàn thành khóa đào tạo, và có thể hiểu bạn đã thỏa mãn một yêu cầu của quá trình đánh giá năng lực nhân sự NDT, tất nhiên với điều kiện khóa học đó đã thỏa mãn số giờ đào tạo, nội dung đào tạo như trong Written Practice của Công ty bạn. Để được cấp "Chứng chỉ năng lực" là một kỹ thuật viên NDT bậc I hoặc NDT bậc II thực sự, bạn còn cần được xem xét đánh giá thêm

Làm thế nào để trở thành một kỹ thuật viên NDT được chứng nhận ?

Hình ảnh
Có nhiều bước để trở thành một KTV NDT được-chứng-nhận: đào tạo, tích lũy kinh nghiệm và thi đánh giá. Một hiểu lầm phổ biến hiện nay là cứ tham dự một khóa đào tạo NDT là đã đủ điều kiện trở thành một KTV NDT được chứng nhận. Thực chất việc hoàn thành các khóa đào tạo mới chỉ thỏa mãn được 1 yêu cầu trong quá trình chứng nhận nhân sự NDT. Việc chứng nhận nhân sự có thể do người sử dụng lao động (employer) hoặc do một bên thứ 3 độc lập với chủ sử dụng lao động thực hiện. 1. Hệ thống chứng nhận nội bộ (employer-based certification) Đây là chương trình chứng nhận do người sử dụng lao động (employer) thực hiện từ khâu đào tạo, kiểm tra, lập hồ sơ kinh nghiệm và hồ sơ đánh giá cho nhân sự của mình theo quy trình đánh giá và chứng nhận của chính họ. Chủ sử dụng lao động sẽ cấp một chứng chỉ hoặc một thư chỉ định cho nhân sự của họ thực hiện công việc NDT mà người đó đã được đánh giá và chứng nhận đạt yêu cầu. Chứng chỉ hoặc thư chỉ định này sẽ hết hiệu lực sau một khoảng thời gian (thường l

Dự báo về thị trường kiểm tra không phá hủy đến năm 2022

Hình ảnh
Theo một báo cáo mới đây của Research & Markets, thị trường kiểm tra không phá hủy (NDT) dự kiến sẽ đạt 11.39 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 8.30% trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022.  Kiểm tra không phá hủy là một thuật ngữ chỉ sự đảm bảo mức độ an toàn và tin cậy cho các sản phẩm bằng việc phát hiện những sai sót và khuyết tật của những sản phẩm ấy mà không làm ảnh hưởng, gián đoạn hay trì hoãn các hoạt động của chúng. NDT được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như vũ trụ, quốc phòng, ôtô, dầu khí, cơ sở hạ tầng, nhà máy phát điện… Báo cáo này đã đưa ra những mô tả về từng lĩnh vực của thị trường kiểm tra không phá hủy. Trong nghiên cứu này, thị trường NDT được phân loại theo các kỹ thuật NDT như: kiểm tra trực quan, kiểm tra hạt từ, kiểm tra thẩm thấu, kiểm tra dòng điện xoáy, kiểm tra siêu âm, kiểm tra chụp ảnh bức xạ, kiểm tra phát xạ âm và chụp ảnh terahertz. Trong các phương pháp NDT kể trên, kiểm tra siêu âm (UT) dự kiến s